Thưởng Thức Trà Đạo Nhật Bản Chuẩn Như Người Nhật Bản

Nhật Bản được bạn bè bốn phương biết đến với một nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại tạo nên những nét văn hóa đặc trưng của “Đất nước Mặt trời mọc”. Trong đó, trà đạo Nhật Bản là một nét đẹp truyền thống được người Nhật Bản lưu giữ và bảo tồn hàng nghìn năm qua. Weefee vô cùng may mắn khi có cơ hội ghé thăm “xứ sở mặt trời mọc” và được một người bạn người Nhật hướng dẫn tận tình cách thức thưởng thức trà đạo “chuẩn” như người Nhật Bản.

Nguồn gốc văn hóa trà đạo Nhật Bản từ thời xa xưa

Trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, văn hóa trà đạo đã trở thành một nét văn hóa tinh thần rất riêng và độc đáo của riêng người Nhật. Văn hóa trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỉ 12. Cho đến cuối thế kỉ 16 (thời Azuchi Momoyama), Senno Rikyu đã kết hợp việc uống trà với các triết lý Thiền và hình thành nên một trường phái có cách pha trà và thưởng thức trà đặc biệt. Trong đó, loại nước trà được pha chế ra và dùng để uống của trường phái này được gọi là cha no yuu. Với cách thưởng thức trà đặc biệt của trường phái này đã dần trở thành một nghệ thuật, được gọi là sadou, nghĩa là Trà đạo. Và từ đó đến nay, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật.

trà đạo nhật bản
Trà đạo Nhật Bản. Ảnh: internet

Tinh thần trong văn hóa trà đạo của Nhật Bản được đúc kết và cô đọng trong 4 chữ “Hòa – Kính – Thanh – Tịnh”

“Hòa” – là sự hòa hợp, hài hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất hay sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau,  đó là sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.

“Kính” – là biểu hiện của sự kính trọng, tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, đồng thời, nó còn biểu hiện cho sự trân trọng và biết ơn. Đây được xem như một sự khiêm nhường trong văn hóa của người Nhật Bản.

“Thanh” – là sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn.

“Tịnh” – khi bạn đã dung hòa được “Hòa – Kính – Thanh” , tâm đã hoàn toàn an yên, thanh thản thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng dù sống giữa vạn người cũng như sống giữa nơi vắng vẻ, cô tịch.

Khi thưởng thức trà đạo và nghiệm ra nhiều ý nghĩa trong 4 chữ “ Hòa – Kính – Thanh –Tịch” là bạn đã có thể nhận lại được sự an lạc và hạnh phúc. Hơn nữa, đây cũng là thước đo để bạn biết mình đang ở vị trí nào trên con đường trà đạo.

Trà đạo Nhật Bản – một nét đẹp của tinh hoa dân tộc Nhật

Theo thời gian, thú vui thưởng thức trà đạo đã được phổ biến rộng rãi và được nhiều thế hệ trí thức đóng góp xây dựng để hình thành nên một nét văn hóa đặc sắc của đất nước này. Thú uống trà, cách pha trà, nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một quá trình nghiên cứu và sáng tạo không ngừng nghỉ và luôn được hoàn thiện. Văn hóa trà đạo không đơn thuần là một phép tắc để thưởng thức trà mà đó còn là cách để giúp tâm hồn được cân bằng, bạn sẽ được hòa mình với thiên nhiên để từ đó tu tâm dưỡng tính và giác ngộ.

trà đạo nhật bản
Thưởng thức trà đạo kèm bánh ngọt là sự kết hợp đặc biệt trong trà đạo Nhật Bản. Ảnh: internet

Tuy nhiên, để thưởng thức hết sự thú vị và tao nhã trong văn hóa trà đạo Nhật Bản thì quá trình thưởng thức trà như thế nào cho đúng cách cũng là một yếu tố quan trọng. Trong văn hóa trà đạo Nhật Bản thì cách rót trà cũng hết sức tinh tế. Không giống với cách rót trà của người Việt chúng ta, người Nhật rót trà theo một quy luật. Các tách trà được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4…theo một lượng thích hợp, sau đó sẽ quay lại và rót lần thứ hai theo thứ tự 4, 3, 2, 1… Với cách rót trà này sẽ đảm bảo được độ đậm nhạt để đảm bảo hương vị trong mỗi tách trà đều giống nhau cho từng vị khách.

Bên cạnh đó, cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản cũng khác biệt. Không uống kiểu nhấp môi theo cách thưởng thức trà của người Việt hay người Trung Hoa, người Nhật thường thưởng thức trà đạo kèm theo một vài loại bánh có vị ngọt nhằm làm tăng thêm hương vị của trà. Bạn sẽ nếm thử vị vài miếng bánh trước sau đó mới bắt đầu đưa tách trà lên để thưởng thức. Cứ như vậy, vừa thưởng thức bánh vừa uống trà.

Thưởng thức trà đạo Nhật Bản chuẩn như người Nhật Bản

Người Nhật thường thực hiện nghi thức trà đạo vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Người ta có thể thưởng thức trà đạo vào buổi sáng tinh mơ, cũng có thể vào buổi trưa và thường nhất là vào buổi tối, sau khi đã kết thúc một ngày làm việc. Đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để bắt đầu một buổi đàm đạo với nhau. Buổi tối, không còn cái ồn ào, nhộp nhịp của phố thị, không gian trở nên tĩnh lặng hơn, không khí mát mẻ, dễ chịu, thích hợp cho những buổi đàm đạo cùng những người bạn.

Một điều cần chú ý nữa trong văn hóa trà đạo Nhật Bản chính là không gian để thực hiện nghi thức trà đạo. Vì trà đạo gắn liền với Thiền nên khi thưởng thức mọi người cần phải có một không gian thoáng đãng, yên tĩnh để việc thưởng thức trà mang lại sự sảng khoái và thoải mái. Nơi thực hiện nghi thức trà đạo được gọi là trà thất (Chashitsu), nằm trong các khu vườn thanh tịnh. Phòng trà được thiết kế theo kiểu Nhật (Washitsu) với nguyên liệu chính là gỗ. Cách bày trí bên trong và bên ngoài trà thất khá đơn giản, mộc mạc và giản dị với những vật liệu bằng gỗ, một bức tranh thủy mặc hoặc một câu thư pháp treo nơi hốc tường và một nình hoa cắm theo kiểu ikebana.

trà đạo nhật bản
Không gian thưởng thức trà đạo. Ảnh: internet

Giống như tính cách của người Nhật từ xưa đến nay là sự lễ phép và tôn trọng dành cho mọi người. Vì thế, khi bước vào một buổi tiệc trà thì cả khách và chủ trà khi bắt đầu thưởng thức một buổi tiệc trà đều phải tỏ thái độ cung kính, lễ nghi như cúi gập mình khi chào hỏi, lễ phép và lịch sự khi giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó, khi thực hiện từng hành động trong buổi tiệc ai cũng làm với một thao tác chỉnh chu, cẩn thận và tự tại. Thưởng thức trà đạo là một nghệ thuật và chủ thể thưởng thức cũng là một người nghệ sĩ tuyệt vời.

Một số địa điểm thưởng thức trà đạo tại Nhật

Đến với Nhật Bản bạn sẽ không khó để tìm một nơi thú vị để thưởng thức trà đạo và tìm hiểu thêm về những nét văn hóa đặc sắc của người dân “Đất nước Mặt trời mọc”. Nằm ở cuối Ninen zaka, Camellia là một nơi có không gian tĩnh lặng, yên bình rất thích hợp cho những buổi trà đạo. Buổi tiệc trà tại Camellia được thực hiện bởi một người phụ nữ quyến rũ và giỏi nhiều thứ tiếng, cô Atsuko Mori. Trong bữa tiệc, người tham gia được khuyến khích thư giãn và những giảng giải, lịch sử liên quan đến tiệc trà của cô Atsuko lại vừa đủ mang đến cho khách thể cảm giác thú vị.

En, nằm trên con đường Higashiojii, căn trà thất này được nhiều người tìm đến và thưởng thức. Ghé đây, bạn sẽ được người thiếu nữ En giải thích cho bạn về trà và làm cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Tiệc trà Koto với trà thất được nằm trong một căn nhà riêng gần chùa Kinkakuji. Nơi đây, sẽ mang đến cho bạn những nghi thức trà đạo thực thụ, đây là một cách thư giãn tuyệt vời sau chuỗi ngày làm việc vất vả.


Tiếp tục theo dõi những thông tin về du lịch của Weefee:

 Mua sim Nhật Bản khi du lịch tại Nhật Bản có dễ không?

10 Điều Cần Phải Biết Khi Du Lịch Đài Loan

Facebook Comments
%d bloggers like this: